Viện sĩ Toán học Cônmôgôrốp chia lịch sử phát triển toán học thành bốn giai đoạn:
  1. Giai đoạn 1: Giai đoạn phát sinh toán học, tính từ buổi bình minh của loài người đến thế kỉ thứ 7 trước Công Nguyên.
  2. Giai đoạn 2: Giai đoạn toán học sơ cấp, từ thế kỉ thứ 7 trước Công Nguyên đến thế kỉ 17 sau Công Nguyên, toán học nghiên cứu các đại lượng không đổi. Đặc trưng nhất của thời kì này là Toán học được xây dựng thành một khoa học với các lí thuyết suy diễn và có hệ thống.
  3. Giai đoạn 3: Giai đoạn toán học cao cấp cổ điển, tính từ đầu thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19. Toán học nghiên cứu các đại lượng biến thiên. Các thành tựu nổi bật nhất là thuộc lĩnh vực giải tích toán học và sự phát minh ra hình học Lôbasépki.
  4. Giai đoạn 4: Giai đoạn toán học hiện đại, tính từ nửa cuối thế kỉ 19 đến hiện nay, với các thành tựu nổi bật trước hết ở ba lĩnh vực: Hình học Riơman (Riemann), Giải tích hàm, Đại số hiện đại. Tiếp theo là sự xuất hiện của nhiều ngành toán học học khác nhau như Lôgic toán, Lý thuyết xác suất,…Hiện nay, các nhà toán học đang nói đến giai đoạn toán học cho máy tính điện tử.

Toán học phổ thông được xây dựng trên cơ sở lấy tư tưởng của giai đoạn toán học hiện đại để trình bày một bộ phận các thành tựu trong giai đoạn II và III. (ở chương trình THCS thì chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu, làm rõ các thành tựu và nội dung của giai đoạn II)

>> Tạp chí toán học tuổi thơ THCS số 196 năm học 2018 – 2019

>> Tạp chí toán học tuổi thơ THCS số 197 và 198 năm học 2018 – 2019

>> Tạp chí toán học tuổi thơ THCS số 192 + 193 năm học 2018 – 2019