Về mặt khoa học học, Pytago và học trò của ông đạt được nhiều thành tựu, nhưng về mặt tư tưởng chính trị của ông lại là phản động. Pytago coi những con số là nguyên tố và nguồn gốc của mọi vật và nâng toán học thành một tín ngưỡng. Chẳng hạn ông cho một số chữ số mang lại thành công, mang lại điều tốt lành, một số chữ số khác lại mang lại tai nạn, rủi ro. Pytago và các học trò của ông coi tinh thần cũng là con số. Nó bất tử và được truyền từ người này sang người khác. Việc đề cao vai trò của con số, tuyệt đối hóa nó như cơ sở của thế giới và của sự vận động, tách rời con số khỏi thực tế vật chất đã đưa trường phái Pytago đến chủ nghĩa duy tâm, phục vụ cho tôn giáo.

Minh họa cách chứng minh định lí Pitago

Như vậy ngoài những chỉ dẫn trong sách giáo khoa, nếu được bổ sung thêm các kiến thức về lịch sử của vấn đề học sinh sẽ thấy rõ rằng lượng giác xuất phát từ nhu cầu của thực tế và những kiến thức đó được sử dụng để tính toán trong các ngành thiên văn, vật lý, kỹ thuật,…qua đó nảy sinh động cơ học tập cho học sinh.

Nhờ những kiến thức về lịch sử toán học, học sinh thấy rằng toán học phát sinh và phát triển do nhu cầu thực tế của con người. Những tấm gương của các nhà toán học đã lao động quên mình để tìm kiếm tri thức, những khó khăn trong đời sống không lay chuyển được lòng say mê nghiên cứu, sáng tạo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào… sẽ có tác dụng tốt trong việc hình thành hoài bão, ước mơ và rèn luyện đạo đức công dân cho học sinh.

Từ những phân tích trên cho thấy sử dụng các yếu tố lịch sử toán học trong dạy học môn Toán kích thích ở họ sự hứng thú, tích cực, chủ động tìm tòi thông tin một cách có định hướng, có hệ thống, trình bày kiến thức theo quan niệm kiến tạo tri thức từ góc nhìn sự phát sinh, phát triển, mang lại cho học sinh niềm say mê, hứng thú, sáng tạo trong học tập.