Từ thời cổ đại, Toán học đã bước đầu phát triển. Các nhu cầu về định lượng của các xã hội xa xưa đã trở nên rộng rãi và thường xuyên đến nỗi cần phải phát triển những phương pháp tổng quát để tính toán và ghi lại các quy luật và kết quả để dùng trong tương lai. Các văn bản toán học cổ nhất từ Lưỡng Hà cổ đại khoảng 1900 TCN, Ai Cập cổ đại khoảng 1800 TCN… Hình học của họ gồm các công thức diện tích và thể tích đơn giản, và cũng bao gồm việc thừa nhận một quy tắc về tam giác mà bây giờ chúng ta gọi là định lý Pythagore, tất cả các văn tự này có nhắc đến định lý Pythagore; đây có lẽ là phát triển toán học rộng nhất và cổ nhất sau số học cổ đại và hình học. Những cống hiến của Hy Lạp cổ đại với toán học nhìn chung được coi là một trong những cống hiến quan trọng nhất, đã phát triển rực rỡ cả về phương pháp và chất liệu chủ đề của toán học. Một đặc điểm đáng chú ý của lịch sử toán học cổ đại và trung đại là theo sau sự bùng nổ của các phát triển toán học thường là sự ngưng trệ hàng thế kỉ. Bắt đầu vào thời kì phục hưng tại Ý vào thế kỉ XVI, các phát triển toán học mới, tương tác với các phát hiện khoa học mới đã được thực hiện với tốc độ ngày càng tăng, và điều này còn tiếp diễn cho tới hiện tại. Ngày nay, lịch sử toán học thực sự được khẳng định là khoa học về các quy luật khách quan đối với sự phát triển toán học.